Trong khi kinh doanh truyền thống thường đối diện với nhiều rào cản về thời gian, địa lý và chi phí nhân sự, digital marketing là công cụ giúp doanh nghiệp du lịch tối ưu hóa hiệu quả và tăng trưởng nhanh chóng. Việc đóng gói kiến thức, trải nghiệm thành nội dung chất lượng và sử dụng các kênh trực tuyến giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động 24/7 mà không bị giới hạn về thời gian hay không gian.
Nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn chưa tối ưu digital marketing hoặc chỉ đang dừng lại ở giai đoạn cơ bản. Bài viết này sẽ chỉ ra 5 chiến lược giúp doanh nghiệp X2-10 lần tỷ lệ chuyển đổi và doanh số thông qua digital marketing.
1. Tối Ưu Nội Dung Quảng Cáo Nhờ Digital Marketing
Nội dung quảng cáo là yếu tố quyết định hiệu quả của các chiến dịch digital marketing. Một mẫu quảng cáo hấp dẫn không chỉ thu hút người xem mà còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ thực tế:
Một khách hàng của chúng tôi đã thử nghiệm việc tạo nhiều phiên bản quảng cáo khác nhau. Chỉ với một video quảng cáo ngắn, họ đã tiếp cận hơn 300.000 người với chi phí chỉ 11đ/người. Nhờ đó, khách hàng tiềm năng đã nhận diện họ như một chuyên gia trong lĩnh vực.
Cách tối ưu:
- Tạo nhiều phiên bản quảng cáo (video, bài viết, hình ảnh) và thử nghiệm nhiều lần.
- Phân tích đối tượng, chạy A/B testing và tinh chỉnh nội dung.
- Tối ưu chi phí quảng cáo bằng cách chọn nhóm khách hàng tiềm năng và quảng cáo theo hành vi.
Facebook từng nghiên cứu rằng 1% những nhà quảng cáo hàng đầu thực hiện thử nghiệm sáng tạo nhiều hơn gấp 11 lần so với những người khác. Điều này có nghĩa là thay vì chỉ tạo 1 video quảng cáo, hãy tạo 5-10 phiên bản khác nhau và thử nghiệm trên các nhóm khách hàng khác nhau để tìm ra phương án hiệu quả nhất.
Một doanh nghiệp sau khi thử nghiệm 10 chiến dịch đã giảm chi phí quảng cáo từ 111.000đ xuống còn 26.000 – 32.000đ/leads, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 0,08% lên 0,19%.
Hình ảnh chụp từ trình quản lý quảng cáo của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp khác cũng đã đi từ một chiến dịch cũ với chi phí 826.000/lead và 31.304 cho 1 CPC (1 lượt khách hàng truy cập website/landing page), đến mức chi phí được tối ưu chỉ còn 244.701 cho mỗi lead và 897d cho 1 CPC. Đặc biệt, khi tối ưu thêm remarketing, chi phí giảm tiếp đến 4,7 lần cho 1 lead và 7 lần cho 1 CPC!
Hiệu quả thực tế trong chiến dịch chúng tôi hỗ trợ khách hàng
2. Tối Ưu Website Và Landing Page để tăng hiệu quả Marketing
Trang web và landing page chính là “cửa ngõ” giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nếu nội dung không hấp dẫn, khách hàng sẽ không để lại thông tin liên hệ. Mục tiêu của website hoặc landing page là khiến khách hàng muốn điền form, nhấn nút nhắn tin hoặc gọi điện cho doanh nghiệp sau khi truy cập.
Cách tối ưu:
- Cải thiện giao diện website để dễ dàng tìm kiếm và thao tác.
- Viết nội dung thu hút, chào hàng thuyết phục, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
- Thử nghiệm nhiều biến thể landing page để đánh giá hiệu quả.
Ví dụ thực tế:
Một doanh nghiệp du lịch trước đây có tỷ lệ chuyển đổi từ website là 2,7%. Sau khi tối ưu bố cục, headline, CTA, tỷ lệ này tăng lên 7% và tiếp tục lên 29,6%. Với cùng 1300 khách truy cập, doanh nghiệp này trước đây chỉ có 26 người đăng ký, nhưng sau tối ưu landing page, họ thu về 309 leads – tương đương X10 lần hiệu quả.
Tăng hiệu quả lên 10 lần chỉ bằng việc tối ưu landing page
3. Tối Ưu Quy Trình Chuyển Đổi Bằng Digital Marketing
Khách hàng có thể ghé thăm website từ nhiều kênh khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần tối ưu mọi khâu trong quy trình để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Cách thực hiện:
- Sử dụng quà tặng, ebook, voucher để thu thập thông tin khách hàng.
- Đáp ứng nhanh chóng, cá nhân hóa quy trình tư vấn.
- Sử dụng chatbot và email automation nhằm duy trì liên lạc.
Ví dụ thực tế:
Một doanh nghiệp đã triển khai chương trình quà tặng ebook miễn phí kèm theo một ưu đãi khi đăng ký tư vấn. Nhờ vậy, tỷ lệ khách hàng tiềm năng điền form trên website tăng từ 2% lên 9% chỉ trong vòng 1 tháng.
Khách hàng điền form khi vào website
4. Xây Dựng Lời Chào Hàng Hiệu Quả
Một lời chào hàng hấp dẫn giúp gia tăng tỷ lệ chốt deal.
Cách tối ưu:
- Liệt kê rõ lợi ích mà họ sẽ được nhận.
- Xây dựng nhiều mô hình thanh toán linh hoạt.
- Cam kết rủi ro thấp nhất cho khách hàng.
- Tặng quà cho họ.
- Sử dụng feedback, testimonial để tăng độ tin cậy.
- Có phương án xử lý lời từ chối.
Ví dụ thực tế:
Một khách hàng trước đây có tỷ lệ chốt đơn từ báo giá là 10%. Sau khi điều chỉnh lời chào hàng, bao gồm thêm chính sách cam kết rủi ro và bổ sung các lợi ích rõ ràng, tỷ lệ này tăng lên 20%.
5. Xử Lý Từ Chối
Xử lý từ chối là một bước quan trọng trong quy trình bán hàng. Các doanh nghiệp thường bỏ quên giai đoạn này, dẫn đến việc đánh mất nhiều khách hàng tiềm năng.
Cách thực hiện:
- Xây dựng quy trình xử lý từ chối chủ động.
- Tăng tính cá nhân hóa khi tư vấn.
- Duy trì liên lạc bằng email và chatbot.
Ví dụ thực tế:
Một doanh nghiệp du lịch triển khai chiến dịch remarketing nhắm vào những khách hàng từng từ chối báo giá ban đầu. Họ cung cấp thêm thông tin giải đáp các thắc mắc, đưa ra case study thực tế, kết quả là tỷ lệ khách hàng quay lại chốt đơn tăng 4,7 lần.
Hãy Kiểm Tra Mức Độ Hiệu Quả Của Digital Marketing Cho Doanh Nghiệp Bạn!
Bạn có biết doanh nghiệp của mình đang ở mức nào trong quy trình marketing và bán hàng tự động? Hãy tham gia Bài Test Đánh Giá Hiệu Quả Digital Marketing để biết bạn đang cần tối ưu ở điểm nào!
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách thiết lập hệ thống marketing tự động cho doanh nghiệp du lịch, đăng ký ngay chương trình hướng dẫn miễn phí của chúng tôi.
👉 Nhấn vào đây để làm bài test ngay!
👉 Đăng ký nhận hướng dẫn miễn phí
Hãy để digital marketing trở thành công cụ giúp bạn X2-10 lần tỷ lệ chuyển đổi và doanh số ngay hôm nay!